Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn cách gói bánh chưng vừa đơn giản vừa đẹp đón tết .
Như các bạn đã biết thì bánh chưng là một mon an ngon truyền thống có từ rất lâu đời và không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán của dân tộc, làm nên nét độc đáo riêng trong văn hóa Việt Nam.
Xem thêm: cách làm mứt dừa
NGUYÊN LIỆU CẦN THIẾT ĐỂ GÓI BÁNH CHƯNG:
Gạo nếp: nếu cầu kì thì có thể chọn mua gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp hương. Nhưng thông thường thì chọn loại gạo nếp mới thu hoạch hạt to, mảy, bóng, đều hạt (thường là loại gạo nếp mùa) và không mối mọt.
Lá dong tươi: to bản, màu xanh tươi, đều nhau (sẽ đẹp hơn nếu dùng lá dong rừng ).
Đỗ xanh (đậu xanh): phải chọn loại đỗ gia đã được phơi kỹ thì đỗ mới có độ bở ngon, hạt đều sạch sẽ, không có hạt lép và mảy.
Thịt lợn: thịt 3 chỉ (vừa thịt vừa mỡ) tạo cho bánh chưng có vị béo ngậy đậm đà.
Các loại gia vị: muối, hạt tieu, hành khô.
CHUẨN BỊ VỚI CÁCH GÓI BÁNH CHƯNG KHÔNG CẦN KHUÔN:
Gạo nếp: vo sạch và đem ngâm. Tùy vào điều kiện thời tiết và loại gạo mà thời gian ngâm có thể từ 10- 12 tiếng và ngâm nước vừa mặt gạo thôi. Không nên ngâm trong nhiều nước. Sau khi ngâm xong thì đổ nước đi và trộn với muối hạt (độ mặn nhạt tùy thuộc khẩu vị). Muốn có chiếc bánh trưng có màu xanh và thơm hơn thì ta có thể lấy lá giềng hoặc lá dữa xay dể trộn với gạo.
Đỗ xanh: Ngâm đỗ với nước ấm khoảng 2 tiếng sau đó đem đồ (giống đò xôi) cho đỗ bở và tơi.
Lá dong: rửa sạch, lau khổ. Sau đó dùng dao sắc lọt bỏ bớt phần sương sống mặt sau của lá cho đỡ cứng. tiếp theo cắt cạnh lá vừa kích cỡ bánh
Lưu ý: kích cỡ của bánh thông thường là: 20cm.
Thịt lợn: rửa sạch để ráo, thái miếng 3-4 cm. sau đó ướp với hạt tiêu và hành khô thái mỏng (mức độ cho tiêu và cho hành tùy ý thích và khẩu vị).
Lạt buộc: được chẻ từ cây giang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét