Bong Da Tin tuc Cách nấu ăn giữ chất dinh dưỡng cho trẻ | Tạp chí phụ nữ

Pages

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Cách nấu ăn giữ chất dinh dưỡng cho trẻ

Trong khi chế biến thức ăn cho trẻ, vô tình bạn làm mất đi rất nhiều vitamin vì quá trình chế biến chưa được khoa học, một vài gợi ý sau đây giúp bạn luôn giữ được chất dinh dưỡng.
>>> Xem thêm món ngon cuối tuần
Đối với các loại rau củ
Để giữ được dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ, bạn cần lựa chọn được những thực phẩm tươi ngon nhất. Với các loại rau, củ, bạn nên mua vào buổi sáng, đặc biệt khi vừa được người bán thu hái rất lý tưởng vì lúc đó, rau củ là tươi ngon và nhiều dinh dưỡng nhất.
Khi mua về, chưa chế biến ngay thì bạn cần bảo quản rau củ cho bé ở tủ lạnh để giảm thiểu thất thoát vitamin C. Với những loại thực phẩm như dưa chuột, bí ngô, khoai tây hay cà chua… sẽ mất đi các giá trị dinh dưỡng khi được giữ lạnh và chịu đựng tủ lạnh rất kém, do đó, tốt hơn cả là nấu chín các loại rau, củ, quả này trước khi để vào tủ lạnh (khoai tây nghiền, sốt cà chua...).
>>> Có thể bạn quan tâm cách làm thit kho tau
Khi sơ chế, bạn nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy, bạn sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất tan biến vào trong nước.
Khi chế biến, bạn nên chọn cách hấp rau củ hơn là cách luộc vì vitamin ít bị mất theo cách này. Một số nghiên cứu cho thấy, chế biến thức ăn dặm bằng lò vi sóng giữ lại nhiều dinh dưỡng hơn hấp dù phần lớn cha mẹ không thích dùng lò vi sóng để chế biến.
Để giữ vitamin C, cần dùng rau quả, rửa rồi mới gọt - thái, và thái rồi cần nấu ngay, nấu nhanh và sau đó ăn ngay. Cần nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể, khi rau chín vừa là đủ. Lâu quá sẽ khiến vitamin trong rau củ bay hết.
>>> Xem thêm cách làm dầu dừa
Làm thế nào để giữ chất dinh dưỡng trong thức ăn của trẻ?
Một số cách đun nấu thức ăn dặm
Hấp: Đây được coi là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn dặm. Nước ở nồi hấp sau đó có thể được dùng để cho vào máy xay trong quá trình bạn xay nhuyễn rau (củ, quả) hay thịt, cá cho con. Nhiệt độ càng cao và thức ăn càng được ngâm lâu trong nước thì càng dễ bị mất chất.
Luộc và hầm: Cách này không khoa học lắm vì nó khiến thực phẩm bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, bạn nên giới hạn lượng nước và thời gian khi luộc (hầm). Nên dùng nước trong nồi luộc (hầm) trong quá trình xay nhuyễn thức ăn cho bé.
Nướng và rang: Đây là hai phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Với lò nướng chuyên dụng, thịt (cá, hải sản) hay củ, quả có thể được làm chín, giúp bé dễ tiêu hóa và hạn chế tối đa sự mất chất.
Dùng nồi áp suất: Đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước.
Rán: Hạn chế tối đa việc rán thức ăn dành cho bé. Bởi vì, rán thực phẩm ở nhiệt độ cao có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe. Tốt nhất, bạn chỉ cần rán sơ qua đồ ăn nào đó với dầu olive rồi chuyển qua dùng phương pháp khác.
Nướng bằng than (như nướng chả): Thực phẩm sẽ được chín bằng than và nhiệt độ, có thể gây ra chất sinh ung thư. Các bé không nên ăn thức ăn được nướng than và ngay cả người lớn cũng cần được hạn chế.
Làm thế nào để giữ chất dinh dưỡng trong thức ăn của trẻ?
Một số lưu ý
Thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh nên được bọc kín để không bị trộn lẫn với các hương vị của thực phẩm khác.
Rau quả không nên nấu quá chín vì khi đó, các chất dinh dưỡng nhận được từ rau sẽ ít hơn. Rau quả tươi chỉ cần nấu nhanh và không cần thiết cho nhiều gia vị, nêm vừa ăn là tốt.
Nên nhớ các loại rau xanh lá không nên nấu chung với chanh hoặc me (có chứa axit) vì sẽ làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng từ rau.
Việc sử dụng dụng cụ nấu ăn sai cũng có thể gây nguy hiểm. Không nên sử dụng xoong nồi, muỗng, đũa được sơn phết hay trang trí để nấu ăn...  Một số dụng cụ có thể được làm bằng những vật liệu chứa các hóa chất, độc tố, nên có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa nặng.
Sử dụng nồi nhôm để nấu ăn cũng có thể gây ra mức độ nhôm cao trong các mô não, và rất khó để loại bỏ nhôm ra khỏi cơ thể. Những người bị bệnh Alzheimer thường có lượng nhôm cao trong mô não. Nồi bằng thủy tinh chịu nhiệt tốt hoặc thép không gỉ là dụng cụ nấu ăn an toàn nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Blogger news

Blogroll

About